Neo móng – Bulong/ bù lông neo 16, 24. Bảng giá bán cho 1 bộ neo móng: thân neo + tán (tròn/ vuông) – Lông đềnh (vênh, phẳng, …) hàng xi mạ hoặc đen

Contents
Neo móng
Thông tin về bulong móng
Bulong móng, hay còn gọi là bulong neo:
- Là một loại bu lông đặc biệt được sử dụng để cố định các kết cấu
- Đặc biệt là các kết cấu thép, vào nền móng bê tông.
- Nó đóng vai trò như một chiếc neo, giúp liên kết chặt chẽ giữa phần trên của công trình với phần nền bên dưới, đảm bảo sự ổn định và chắc chắn cho toàn bộ cấu trúc.
Sau khi đã lựa chọn được loại bulong móng inox phù hợp để phục vụ cho việc thi công lắp đặt, thì sau đây sẽ là một số hướng dẫn và lưu ý khi lắp đặt:
- Đầu tiên cần xác định vị trí cần gắn bulong neo, khoảng cách giữa các bulong.
- Dùng sắt D8, D10 để cùm chân bulong của dầm móng hoặc sắt chủ chân cột. Với mục đích để cố định lại bu long trong qua trình thi công.
- Kiểm tra độ đỉnh hoàn thiện. Quan sát chính xác phần cong bê tông và phần nhô lên ngoài bê tông.
- Lắp đặt tấm mã sao cho bề mặt tiếp xúc với đế cột trên cùng một mặt phẳng. Đảm bảo tính đồng nhất và khả năng truyền lực của cột xuống hệ thống móng của nhà máy.
- Các đầu ren phải được bịt kín để chúng không bị dính bê tông trong quá trình đổ. Để dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc lắp đặt cột sau này.
- Cần xác định chính xác tọa độ bulong móng chuẩn bị lắp đặt qua máy kinh vĩ. Và kiểm tra độ ổn định của từng cụm bu lông.
- Trong quá trình đổ bê tông, từng vị trí chân cột cần được quan sát cẩn thận. Nếu bu lông hoặc cụm bu lông đã di chuyển, nó nên được điều chỉnh thích hợp.
- Kết cấu phải đảm bảo tính đồng nhất và khả năng chịu lực tối đa.
Cách bảo quản và bảo dưỡng đúng cách
- Bulong neo móng inox cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc hóa chất.
- Vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn. Có thể dùng bàn chải mềm hoặc dung dịch tẩy rửa không có axit. Vì có thể làm giảm đọ bóng và độ bền của sản phẩm.
- Nên bảo quản trong hộp để tránh bụi và các tác nhân môi trường khác.
- Thay thế các sản phẩm bu lông neo inox khi đã có dấu hiệu bị ăn mòn để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng.

Bảng thành phần hóa học tham khảo (tỷ lệ phần trăm)
Nguyên tố | Thép carbon | Thép hợp kim | Thép không gỉ |
---|---|---|---|
Sắt (Fe) | 98-99% | 96-98% | 70-80% |
Carbon (C) | 0.2-0.6% | 0.3-1.2% | 0.03-1.2% |
Mangan (Mn) | 0.3-1% | 0.5-2% | 1-2% |
Silic (Si) | 0.2-0.5% | 0.2-1% | 0.5-1% |
Lưu huỳnh (S) | ≤ 0.05% | ≤ 0.05% | ≤ 0.03% |
Photpho (P) | ≤ 0.05% | ≤ 0.05% | ≤ 0.03% |
Crom (Cr) | – | 0.5-5% | 10-20% |
Niken (Ni) | – | 2-8% | 8-12% |
Molyden (Mo) | – | 0.2-1% | – |
Lưu ý: Bảng trên chỉ mang tính chất tham khảo, thành phần hóa học cụ thể của bu lông neo có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tại sao cần biết thành phần hóa học của bu lông neo?
- Đánh giá chất lượng: Thành phần hóa học giúp đánh giá chất lượng của bu lông, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
- Lựa chọn vật liệu: Dựa vào thành phần hóa học, người ta có thể lựa chọn loại bu lông phù hợp với từng điều kiện làm việc.
- Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra thành phần hóa học giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Hotline: 0858 859 106